Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp giáo dục – đào tạo muốn phát triển sản phẩm, dịch vụ, nâng tầm thương hiệu, đồng nghĩa với việc phải chú trọng tới văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển công ty bền vững. Hãy cùng Easy Edu tìm hiểu 6 bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Văn hóa doanh nghiệp là gì?
- 2 6 bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc
- 2.1 Bước 1: Quy trình tuyển dụng đúng người mà bạn cần
- 2.2 Bước 2: Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách củng cố giá trị doanh nghiệp
- 2.3 Bước 3: Xác định các yếu tố sẽ làm nên văn hóa doanh nghiệp của bạn
- 2.4 Bước 4: Luôn cởi mở và thẳng thắn trong việc trao đổi thông tin
- 2.5 Bước 5: Triển khai và phát triển văn hóa doanh nghiệp
- 2.6 Bước 6: Đo lường
- 3 Easy Edu – Bí quyết giữ gìn và phát triển tinh hoa văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hóa ở mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp giáo dục – đào tạo lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Nhưng tựu chung, văn hóa doanh nghiệp có thể được định nghĩa là “Tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.”
6 bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc
Bước 1: Quy trình tuyển dụng đúng người mà bạn cần
Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo duy trì văn hóa doanh nghiệp chính là nghiêm khắc trong vấn đề tuyển dụng và đào tạo. Chủ trung tâm hay những người đứng đầu tại các bộ phận, hãy tìm ra những người có đủ phẩm chất, kỹ năng, đáp ứng tối thiểu những yêu cầu cơ bản được đưa ra và trên hết, họ phải là những nhân viên phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển của doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ một người tạo nên mà cả một tập thể cùng nhau đóng góp xây dựng. Vì vậy, việc tuyển dụng người có kỹ năng, kiến thức là một chuyện còn tính cách con người càng cần được quan tâm hơn. Mối quan hệ của cấp trên và cấp dưới hay của từng cá thể đều được sắp xếp, kết nối một cách hợp lý lại với nhau, tạo ra một tổng thể trọn vẹn, vừa vặn. Nếu như có một mảnh ghép quá lớn hoặc quá bé thì sẽ không thể hoàn thiện bức tranh đó được.
Bước 2: Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách củng cố giá trị doanh nghiệp
Bất kì doanh nghiệp giáo dục – đào tạo nào dù đang phát triển theo mô hình dạy ra sao thì việc liên tục củng cố các giá trị và tăng cường nhiệm vụ mỗi ngày hay trong quá trình tuyển dụng cũng đều rất quan trọng. Khi tạo ra các mục tiêu, các giá trị có thể tiếp cận được và nhìn thấy được thông qua các hoạt động văn phòng thường ngày sẽ giúp khuyến khích tinh thần, tạo động lực phấn đấu cho nhân viên. Hãy luôn nói cho họ biết về mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn của doanh nghiệp là gì, giúp họ có sự tiếp cận và chuẩn bị đúng đắn nhất cho các dự án quan trọng sắp tới.
Bước 3: Xác định các yếu tố sẽ làm nên văn hóa doanh nghiệp của bạn
Các trung tâm cần xây dựng văn hóa từ chính những thế mạnh và đặc điểm riêng của doanh nghiệp. Các nhà quản trị nên thiết lập một môi trường làm việc tạo cơ hội cho nhân viên phát huy những hoạt động truyền thống của công ty. Bởi vì trên tất cả, văn hóa truyền thống mới là thứ phản ánh phần nào sự riêng biệt, độc đáo của một doanh nghiệp.
Ví dụ, các trung tâm có thể tổ chức liên hoan vào các ngày lễ lớn, hoặc sắp xếp kế hoạch đi dã ngoại, tổ chức các hoạt động ngoài trời cho toàn mọi người trong trung tâm. Hay như lấy một ngày trong tuần làm ngày văn hóa doanh nghiệp, là ngày toàn thể anh/em trong trung tâm đi ăn với nhau. Chính từ những điều nhỏ nhất, mang lại các thành viên gắn kết hơn, văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Bước 4: Luôn cởi mở và thẳng thắn trong việc trao đổi thông tin
Không có phương pháp duy trì nào tốt hơn bằng cách đặt chính văn hóa doanh nghiệp của mình ở nơi mà mỗi nhân viên có thể nhìn thấy và tiếp nhận nó một cách tự nhiên mỗi ngày. Đó chính là lý do vì sao nhà lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ khen thưởng cho những cá nhân, tập thể đã có thành tích vượt trội trong việc xây dựng trung tâm. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy sự cố gắng của bản thân được coi trọng, từ đó họ sẽ muốn gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Và ngược lại, sẽ có những đóng góp ý kiến với những cá nhân hay tập thể chưa nỗ lực và cố gắng. Hay là những câu chuyện trong từng mỗi trung tâm cũng vậy, sẽ có những người thích tính cách của nhau nhưng cũng có người chưa thực sự hợp. Điều muốn nói ở đây, mỗi thành viên trong từng doanh nghiệp hãy biết thẳng thắn và trao đổi, để có hướng giải quyết tốt nhất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng đi lên.
Nói thì dễ nhưng trên thực tế, đây là cả một quá trình cần nhiều thời gian lắng nghe, thấu hiểu, tương tác, chia sẻ với nhau giữa cấp trên, cấp dưới. Cuối cùng, quả ngọt cho những nỗ lực là tạo ra được mắt xích kết nối mạnh mẽ và duy trì văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp.
Bước 5: Triển khai và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Cách tốt nhất để lan tỏa văn hóa là trở thành một phần của nó, trở thành một ví dụ cụ thể để mọi người cùng nhìn vào. Điều đó, được thể hiện từ người đứng đầu cho đến những người có vai trò quan trọng nắm bắt các vị trí phòng ban, để có thể truyền tải được hết văn hóa doanh nghiệp đang xây dựng theo hướng như thế nào. Việc phát triển văn hóa cũng cần được duy trì lâu dài, nếu không muốn nói đây là quá trình cần sự bồi đắp bền bỉ.
Ngoài ra để duy trì văn hóa, việc xây dựng không khí thoải mái, tích cực trong doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, để xây dựng một tập thể trung tâm vững mạnh bền bỉ, không chỉ về sản phẩm, dịch vụ chất lượng mà cả một tinh thần đoàn kết, cùng nhau cố gắng, phát triển giống như “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Bước 6: Đo lường
Các giá trị cốt lõi và văn hoá của các doanh nghiệp giáo dục – đào tạo cần được phát triển và điều chỉnh liên tục để phù hợp với sự thay đổi trong chính sách, nhân viên của công ty hoặc từ các yếu tố bên ngoài.
Tương tự như sản phẩm, dịch vụ hay văn hóa doanh nghiệp nên được đánh giá cẩn thận bởi những nhà quản lý. Việc thường xuyên đo lường yếu tố này sẽ giúp trung tâm bạn kịp thời giải quyết những vấn đề tồn đọng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh hơn.
Easy Edu – Bí quyết giữ gìn và phát triển tinh hoa văn hóa doanh nghiệp
Easy Edu là nền tảng quản trị trung tâm ngoại ngữ & doanh nghiệp giáo dục đào tạo. Easy Edu mong muốn hỗ trợ và giải quyết những khó khăn mà các trung tâm đang gặp phải trong việc quản lý – vận hành. Bao gồm các tính năng chuyên biệt, quản lý tài chính, thu/chi, công nợ; quản lý nhân sự, chấm công, tính lương; quản lý học viên, CRM,…
Thấu hiểu được doanh nghiệp giáo dục không chỉ là quản trị và vận hành, mà vấn đề xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng. Easy Edu mới đây đã tích hợp tính năng đột phá Easy Space. Vậy Easy Space có gì? Và mang lại gì cho các doanh nghiệp giáo dục trong việc quản trị và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Easy Edu muốn đem tới cho các doanh nghiệp giáo dục – đào tạo, một không gian làm việc chung. Từ CEO, người quản lý, nhân sự, khách hàng, cho đến học viên của mỗi trung tâm dễ dàng tham gia chung trên nền tảng này. Nói cách khác, Easy Space như một trang mạng xã hội thu nhỏ để mọi thành viên trong doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ, tương tác lẫn nhau. Mỗi phòng ban nhân sự tại trung tâm hay giáo viên với thao tác đơn giản tạo những nhóm chat riêng biệt cùng emoji ngộ nghĩnh. Hướng đến xây dựng văn hóa bền vững, đặc biệt trong môi trường giáo dục.
Giờ đây, chỉ cần với một chiếc điện thoại kết nối internet, chúng ta sẽ có thể giám sát mọi hoạt động nhân sự một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Thay vì trước đây tất cả công việc quản lý đều phải bắt buộc thực hiện trực tiếp, nghĩa là các nhà quản trị phải theo dõi 24/24 bằng các thiết bị máy tính cồng kềnh, rườm rà. Đến lúc, mỗi trung tâm phải xây dựng hệ thống văn hóa cho doanh nghiệp khoa học và tối ưu hơn. Easy Edu luôn mong muốn được hỗ trợ và đồng hành cùng các trung tâm trong việc chuyển đổi số. Easy Edu luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, đem lại giá trị cho khách hàng là mục tiêu cốt lõi.
Các trung tâm giáo dục – đào tạo hãy chuyển đổi số ngay từ bây giờ: Các trung tâm Giáo dục – Đào tạo “đổi vận” sau bão đại dịch nhờ chiến lược chuyển đổi số đúng đắn.