Hà Nội ngày 29/01/2022,
Cuối cùng Team khảo sát của Easy Edu – Nền tảng Quảntrị Doanh nghiệp Giáo dục đã hoàn thành các số liệu và tổng hợp lại thành 1 báo cáo căn cứ việc khảo sát hơn 500/ 15xx khách hàng của Easy Edu cho thấy: Làn sóng Covid lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn ngành kinh doanh giáo dục.
Mục Lục
- 1 Ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid19 và giãn cách xã hội đến tình hình kinh doanh năm 2021
- 2 Chuyển đổi số trở thành phương án thích nghi với bình thường mới
- 3 Sự chuyển dịch hình thức thanh toán thích nghi với giãn cách xã hội
- 4 Dự đoán xu hướng ngành dịch vụ Giáo dục năm 2022 – Lạc quan một cách thận trọng
Ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid19 và giãn cách xã hội đến tình hình kinh doanh năm 2021
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2021 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2021 là 1 năm vô cùng đáng buồn với toàn ngành kinh tế nói chung, ước tình GDP cả năm chỉ tăng 2,58%. Đương nhiên đó là toàn ngành kinh tế, còn đối với ngành giáo dục tư nhân, có thể nói đây là năm đáng buồn. Có thể nói Giáo dục là ngành gần như chịu nhiều ảnh hưởng xấu nhất trong năm, đặc biệt trong Quý III 2021, GDP toàn ngành tăng trưởng âm tới 28,1%.
Theo khảo sát của chúng tôi, Tác động lớn của dịch bệnh và giãn cách xã hội đã gây ra không ít khó khăn cho những nhà kinh doanh giáo dục trên toàn quốc. 65% chủ trung tâm giáo dục cho biết doanh thu của họ không tăng trưởng so với năm 2020, trong đó có tới 37,1% trung tâm bị giảm sút doanh thu trên 30%. Tỷ lệ trung tâm có sự tăng trưởng doanh thu chỉ chiếm 23,9%, thấp hơn so với năm 2020 (30.7%) và năm 2019 (61%).
Chỉ 21% chủ trung tâm cho biết họ không gặp ảnh hưởng hoặc có sự tăng trưởng kinh doanh ngay trong mùa dịch (chủ yếu thuộc nhóm các chủ trung tâm đã chuyển dịch cơ cấu kinh doanh sang Online từ năm 2019 và đã xây dựng thành công thương hiệu dạy Online từ trước khi đai dịch tới).
Tuy nhiên, đến những ngày cuối cùng của năm 2021, những tín hiệu lạc quan của thị trường giáo dục đã trở lại khi một số chính sách tháo gỡ, sống chung với đại dịch được Chính phủ thông qua đã làm nhen nhóm thêm niềm tin và hy vọng của một giai đoạn mới trong toàn ngành.
Chuyển đổi số trở thành phương án thích nghi với bình thường mới
So với năm 2019 và 2020, tỷ lệ các doanh nghiệp giáo dục duy trì và phát triển được hoạt động thì 100% đều chuyển đổi số thành công, đây là xu thế không thể thay đổi của mọi doanh nghiệp trên toàn quốc và là xu thế không thể đảo ngược. Chỉ có chuyển đổi số mới là chìa khóa then chốt giúp Doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn cũng như duy trì và phát triển trong tương lai.
Sau 2 năm chống chọi với Covid-19, các nhà quản lý đã rút ra những bài học kinh nghiệm và biện pháp ứng phó hiệu quả trong ngành kinh doanh dịch vụ giáo dục. Trong đó, biện pháp ứng phó với tình huống tương tự giãn cách xã hội được các nhà quản lý ưu tiên lựa chọn là: Áp dụng quy trình vận hành mới, tương ứng với trạng thái phòng chống Covid (chiếm 29,7%) và Triển khai ứng dụng dạy học Online cho toàn trung tâm (chiếm 27,2%).
‘Tính từ đầu tháng 10 năm 2021, Nghị quyết 128 cho phép chuyển từ chiến lược “Zero COVID-19” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã tạo tiền đề để các địa phương mở cửa trở lại, tình hình kinh doanh của các trung tâm có sự khởi sắc so với 3 tháng Quý III. 46,7% chủ trung tâm đã có sự tăng trưởng doanh thu trở lại”.
Các biện pháp khác được các chủ doanh nghiệp Giáo dục áp dụng nhằm đối phó với dịch bệnh và giãn cách xã hội bao gồm: Cắt giảm chi phí mặt bằng; Chuyển đổi sản phẩm đào tạo cung ứng để phù hợp với tình hình thực tế, Phát triển hoặc kinh doanh dòng sản phẩm mới; Phân bổ nguồn vốn để đầu tư sang lĩnh vực khác, cắt giảm – tối ưu hiệu suất nhân sự; Lập kế hoạch dự phòng ngân sách.
Sự chuyển dịch hình thức thanh toán thích nghi với giãn cách xã hội
Quá trình chuyển đổi kinh tế số và giãn cách xã hội đã tạo bối cảnh thuận lợi cho các hình thức giao dịch không tiền mặt tăng trưởng.
Chuyển khoản đã vượt lên trên Tiền mặt trở thành phương thức thanh toán được chấp nhận phổ biến nhất tại các trung tâm đào tạo (Chiếm tới 80%).
Đặc biệt, chính sách chuyển khoản không mất phí của hàng loạt ngân hàng trong những ngày cuối năm cũng hứa hẹn việc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng trực tiếp lên ngôi trong năm 2022.
Chuyển khoản cũng được các chủ doanh nghiệp chấm điểm cao nhất về mức độ dễ dàng sử dụng và đối soát (2,6/3 điểm). Bên cạnh đó, trung tâm đào tạo cảm nhận được sự an toàn, tránh nguy cơ bị nhiễm dịch bệnh khi sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt. Hình thức cổng thanh toán (tích hợp trên website) và thẻ tín dụng online không được ưa chuộng, chủ yếu do thời gian đối soát kéo dài và khó theo dõi dòng tiền.
Nhìn chung, 89,3% chủ trung tâm đánh giá rất tích cực về các hình thức thanh toán không tiền mặt, coi đó là xu hướng của hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, 10,4% chủ cửa hàng gặp khó khăn trong đối soát, chi phí duy trì cao và cho rằng thanh toán không tiền mặt là không cần thiết. Dự đoán trong thời gian tới, rất nhiều công cụ thanh toán không tiền mặt mới sẽ ra mắt thị trường, tạo nên sự đa dạng, linh hoạt và giảm thiểu khó khăn của các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục.
Dự đoán xu hướng ngành dịch vụ Giáo dục năm 2022 – Lạc quan một cách thận trọng
Từ cuối năm 2021, nhờ độ phủ vaccine Covid-19 và các chính sách kích cầu kinh tế, Việt Nam dần kiểm soát dịch bệnh và thích ứng với trạng thái bình thường mới. Nhu cầu học tập một lần nữa trở thành động lực cho tăng trưởng; Giáo dục sẽ là ngành đón đầu xu hướng chỉ tiêu hậu giãn cách, hứa hẹn một triển vọng tươi sáng hơn trong năm 2022.
Kết thúc năm 2021, có 46,7% Doanh nghiệp giáo dục tin tưởng thị trường giáo dục sẽ phục hồi; 14,5% nhà chủ Doanh nghiệp kỳ vọng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm tới.
Tuy nhiên, vẫn có 9,4% Chủ Doanh nghiệp giáo dục vấn khá bi quan về tình hình kinh doanh năm 2022. Những tác động xấu của dịch bệnh và giãn cách xã hội vẫn tiếp tục ảnh hưởng cục bộ đến nhiều khu vực, trong đó ngành dịch vụ giáo dục vẫn đang gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Đặc biệt, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron có thể làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế. Bản thân các Doanh nghiệp Giáo dục thích ứng thời gian qua sẽ cần tiếp tục phát huy các biện pháp sáng tạo thời gian tới. Trong đó, họ cần chú trọng đến nguồn nhân lực, dòng tiền và khách hàng; gia tăng sức đề kháng từ công tác phân tích, dự báo và quản trị rủi ro.
Bước sang năm 2022, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà doanh nghiệp giáo dục chính là chuyển đổi số, tối ưu chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh kinh doanh linh hoạt cả Online, Offline và Blended Learning bên cạnh tối ưu hóa kênh giáo dục Offline truyền thống. Những doanh nghiệp đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến hiệu quả, đã có thói quen chuyển đổi linh hoạt sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này. Thực tiễn chứng minh, những doanh nghiệp Giáo dục chuyển đổi số sáng tạo, nhanh chóng đã thích ứng và phát triển trong hai năm đại dịch vừa qua.
Xu hướng thứ hai: Tìm kiếm thêm các kênh tuyển sinh mới. Năm 2021 chứng kiến sự tụt giảm thê thảm về số lượng học sinh tại các Trung tâm đào tạo, việc bù đắp lại số lượng này là khá khó khăn khi nền kinh tế nói chung bị suy giảm, cũng như việc giữ an toàn khi sống chung với đại dịch đang là xu hướng dẫn đến khó khăn trong tuyển sinh. Chính vì vậy, các chủ Doanh nghiệp đang khá khó khăn trong vấn đề tuyển sinh, Easy Edu hy vọng sẽ tạo thêm kênh tuyển sinh hiệu quả trong năm 2022.
Easy Edu Platform – Nền tảng Quản trị Doanh nghiệp Giáo dục Phổ biến nhất Việt Nam chính là giải pháp Hiệu quả nhất giúp Chủ Doanh nghiệp Giáo dục vượt qua giai đoạn khó khăn 2020 – 2021 vừa qua. Đồng thời với việc cập nhật Version 7.0 từ tháng 11/2021 vừa qua đã giúp các Chủ trung tâm có nhiều hơn những giải pháp vượt trội. Từ Chăm sóc khách hàng, bán khóa học đa kênh, Quản lý nhân sự, giao tiếp trực tuyến qua mạng xã hội nội bộ, Tự động hóa tài chính…. và hàng trăm tính năng hữu ích khác chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất cho các chủ trung tâm trong tương lai.